Hình ảnh « Minh Họa Kiều 1 & 2 »

Xin mời các bạn xem một số hình ảnh của chương trình Minh Họa Kiều 1 & 2 do Thư viện Diên Hồng tổ chức hôm chủ nhật 01/04/2002.

Chi tiết chương trình « Minh Họa Kiều 1 & 2 »

Dưới đây là chi tiết chương trình buổi văn nghệ Minh Họa Kiều 1 & 2 do Thư viện Diên Hồng tổ chức ngày 01/04/2002 tại FIAP.

Lời ngỏ

Giới thiệu đĩa nhạc « Minh Họa Kiều » : phần 1

Phần dẫn nhập

Tình ca (Phạm Duy) Kim Tuấn – Bạch Thảo
Giới thiệu nhạc sĩ Phạm Duy nhà phê bình văn học Thụy Khuê

Nhạc sĩ Phạm Duy trình bày đĩa nhạc « Minh Họa Kiều » (phần 1)

Văn nghệ : Mùa Xuân trong âm nhạc Phạm Duy

Hoa Xuân (Phạm Duy) Kiều Thụy
Xuân ca (Phạm Duy) Tứ ca
Xuân thì (Phạm Duy) Tố Lan – Thảo Sương
Xuân hiền (Phạm Duy) Ngũ ca

Giải lao

Tiếp tục đọc

Giới thiệu Phạm Duy

Xin trình bày đến các bạn sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ Phạm Duy, sẽ có mặt trong buổi văn nghệ Minh Họa Kiều 1 & 2 do Thư viện Diên Hồng tổ chức vào ngày 01/04/2002.

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh năm 1921 tại Hà Nội, theo học các trường Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954–1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris. Khởi sự đời nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi hát lưu động trong những năm 1943–1945, ông trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là người thành công nhất trong những người soạn nhạc lúc đó. Vào sinh sống tại miền Nam khi đất nước bị phân chia, trong suốt hai mươi năm nhạc sĩ Phạm Duy là người đã phản ảnh đầy đủ mọi khía cạnh đời sống tình cảm của người dân trong nước.

Nhạc sĩ Phạm Duy chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :

  • Khởi từ dân ca, ghi lại hình ảnh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh dành độc lập, rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên sự vĩ đại của dân tộc Việt.
  • Qua tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.
  • Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, những bài hát đi tìm sự thật.
  • Rồi đến tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đời đầy dẫy ngụy biện.
  • Sau đó là bé ca, nữ ca, bình ca, những khúc hoan ca.
  • Chưa kể những tình khúc mà suốt năm mươi năm qua, nghĩa là trải qua ba thế hệ, bất cứ đôi tình nhân Việt Nam nào cũng hát tới và nhớ mãi.

Tiếp tục đọc

Minh Họa Kiều 1 & 2

Thư viện Diên Hồng trân trọng kính mời quý vị cùng các bạn đến thưởng thức chương trình

Minh Họa Kiều 1 & 2
với phần dẫn giải của nhạc sĩ Phạm Duy,

sẽ được tổ chức vào ngày thứ hai Phục Sinh 01/04/2002, vào lúc 15g00, tại

FIAP, salle Bruxelles
30 rue Cabanis
75014 Paris
(métro : Glacière)

Giá vé : 10 €. Có bán trước tại : Thư viện Diên Hồng (thuvien_dienhong [at] yahoo [dot] com), Nhà sách Khai Trí (93 avenue d’Ivry, 75013 Paris), Nhà sách Nam Á (Centre Commercial Olympiades, 44 avenue d’Ivry, 75013 Paris), Ao Ta (Centre Commercial Olympiades, 44 avenue d’Ivry, 75013 Paris).

Chi tiết chương trình « Tác giả – Độc giả – Thính giả »

Dưới đây là chi tiết chương trình buổi gặp gỡ Tác giả – Độc giả – Thính giả do Thư viện Diên Hồng tổ chức ngày 29/10/2000 tại trụ sở.

Phần 1

Giới thiệu các tác phẩm mới

Tập tiểu luận phê bình Sóng Từ Trường Thụy Khuê & Mạch Nha
Tuyển tập truyện ngắn Miêng Miêng & Cổ Ngư
Đĩa nhạc Xuân Tôi Nguyễn Thành Vân & Tố Lan

Phần 2

Tiếp tục đọc

Giới thiệu Thụy Khuê, Miêng và Nguyễn Thành Vân

Xin trình bày đến các bạn sơ lược tiểu sử các tác giả có tác phẩm được trình bày vào buổi gặp gỡ Tác giả – Độc giả – Thính giả tổ chức ngày 29/10/2000.

Nhà phê bình văn học Thụy Khuê tên thật Vũ Thị Tuệ, sinh ngày 25/09/1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bà bắt đầu viết tiểu luận văn học từ năm 1985. Bài viết của bà được đăng trên các báo Tự Do (Pháp & Bỉ), Văn Học (Hoa Kỳ), Thông Luận (Pháp), Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ), Người Việt (Hoa Kỳ), Diễn Đàn (Pháp), Hợp Lưu (Hoa Kỳ), Phụ Nữ Diễn Đàn (Hoa Kỳ), Trăm Con (Canada), Tạp Chí Thơ (Hoa Kỳ). Ngoài ra, bà còn cộng tác với đài RFI (Radio France International) trong chương trình Văn học nghệ thuật từ năm 1990.

Nhà phê bình văn học Thụy Khuê đã cho in hai tác phẩm : Cấu Trúc Thơ (1995) và Sóng Từ Trường (1998). Cả hai tác phẩm trên đều do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành.

Tiếp tục đọc

Buổi gặp gỡ « Tác giả – Độc giả – Thính giả »

Thư viện Diên Hồng và IDASE trân trọng kính mời quý vị cùng các bạn đến dự buổi gặp gỡ

Tác giả – Độc giả – Thính giả

giới thiệu các tác phẩm mới

  1. « Sóng Từ Trường », tập tiểu luận của nhà phê bình văn học Thụy Khuê ;
  2. « Miêng », tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Miêng ;
  3. « Xuân Tôi », đĩa nhạc của ca sĩ Nguyễn Thành Vân,

sẽ được tổ chức vào ngày chủ nhật 29/10/2000, vào lúc 15g00, tại

Thư viện Diên Hồng
269 rue Saint Jacques
75005 Paris
(RER B: Luxembourg)

Vào cửa tự do.

Hình ảnh « Nước Non Ngàn Dặm »

Xin mời các bạn xem một số hình ảnh của chương trình nhạc kịch Nước Non Ngàn Dặm do Thư viện Diên Hồng tổ chức hôm chủ nhật 14/05/2000 tại FIAP.

Chi tiết chương trình « Nước Non Ngàn Dặm »

Dưới đây là chi tiết chương trình nhạc kịch Nước Non Ngàn Dặm do Thư viện Diên Hồng tổ chức ngày 14/05/2000 tại FIAP.

Phần 1

Giới thiệu các ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Linh Diệu và Linh Chi

Ai lên xứ hoa đào
(nhạc & lời : Hoàng Nguyên)
Tố Lan
Anh đi về đâu
(nhạc & lời : Hoàng Nguyên)
Linh Quang
Ðường nào lên Thiên Thai
(nhạc & lời : Hoàng Nguyên)
Mộng Trang
Em chờ anh trở lại
(nhạc & lời : Hoàng Nguyên)
Tố Lan
Bài tango cho em
(nhạc & lời : Hoàng Nguyên)
Ðăng Siêu
Ðường nào em đi
(nhạc & lời : Hoàng Nguyên)
Tuyết Dung
Mẹ
(thơ : Nguyễn Ðình Toàn, nhạc : Linh Diệu)
Linh Chi – Linh Quang
Hạnh phúc buồn
(lời : Nguyễn Ðình Toàn, nhạc : Linh Diệu)
Xuân Thành
Dưới ánh trăng rằm
(nhạc & lời : Linh Chi)
Phương Anh
Mưa
(thơ : Ðặng Trọng Thủy, nhạc : Linh Chi)
Nguyên Lộc

Phần 2

Tiếp tục đọc

Giới thiệu Hoàng Nguyên, Linh Diệu, Linh Chi, Mạch Nha

Xin trình bày đến các bạn sơ lược tiểu sử các tác giả có tác phẩm được trình bày vào chương trình nhạc kịch Nước Non Ngàn Dặm tổ chức ngày 19/05/2007.

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên, tên thật Cao Cự Phúc, sinh ngày 03/01/1932 tại Quảng Trị, mất ngày 21/08/1973 tại Sài Gòn. Ông từng là học sinh trường Quốc Học Huế, sau đó tốt nghiệp Cử nhân Anh văn tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, rồi dạy Anh văn, âm nhạc tại nhiều trường trung học tại Vĩnh Long, Đà Lạt, Sài Gòn.

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên sáng tác tác phẩm đầu tay Anh đi mai về thời kháng chiến chống Pháp, lúc 20 tuổi. Từ đó, nhiều ca khúc của ông được yêu mến và được phổ biến rộng rãi, có thể kể đến các bài Ai lên xứ hoa đào, Bài thơ hoa đào, Anh đi về đâu, Đường nào lên Thiên Thai, Bài tango cho em, Đường nào em đi, Cho người tình lỡ, Tà áo tím… Trong thời gian làm việc tại Sài Gòn, ông đã cùng với nhạc sĩ Anh Việt phụ trách ban đại hòa tấu Hương thời gian trên Đài truyền hình Việt Nam và chương trình Tiếng thời gian trên Đài phát thanh Sài Gòn.

Tiếp tục đọc

Chương trình nhạc kịch « Nước Non Ngàn Dặm »

Thư viện Diên Hồng và IDASE trân trọng kính mời quý vị cùng các bạn đến thưởng thức chương trình nhạc kịch

Nước Non Ngàn Dặm

gồm

  1. những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, cùng các sáng tác mới của Linh Diệu và Linh Chi ;
  2. vở kịch lịch sử Huyền Trân dựa theo truyện ngắn của nhà văn Hồ Minh Dũng và kịch bản của Mạch Nha, với sự góp mặt đặc biệt của giáo sư Quỳnh Hạnh,

sẽ được tổ chức vào ngày chủ nhật 14/05/2000, vào lúc 15g30, tại

FIAP, salle Bruxelles
30 rue Cabanis
75014 Paris
(métro : Glacière)

Giá vé : 50 quan. Có bán trước tại : Thư viện Diên Hồng (269 rue Saint Jacques, 75005 Paris) và Nhà sách Khai Trí (93 avenue d’Ivry, 75013 Paris).