Tết Canh Tý – Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam

Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris sẽ tổ chức một chương trình đón Xuân

Tết Canh Tý

vào ngày chủ nhật 09/02/2020, bắt đầu từ 11g00 đến 18g00, tại

L’OPÉRA DE MASSY
1 place de France
91300 Massy

Để biết thêm thông tin và đặt vé, xin các bạn vào trang nhà chính thức : http://www.tet-nouvelanvietnamien.com/

ca nhạc thính phòng hát cho Đồng Bào tôi

Thư viện Diên Hồng hân hạnh giới thiệu với quý vị và các bạn buổi chiều ca nhạc thính phòng hát cho Đồng Bào tôi mang tựa đề

“Hành khúc cho ngày mai”

vào ngày chủ nhật 15/12/2019, bắt đầu từ 14g30 đến 18g, tại

Studio Raspail
216, bld Raspail
75014 Paris
Métro Raspail ou Vavin

Vào cửa miễn phí

Ra mắt CD « Tình khúc Dương Phương Linh – Mộng Trang »

Thư viện Diên Hồng trân trọng kính mời quý vị và các bạn đến thưởng thức buổi văn nghệ

Bước Tình
nhân dịp ra mắt CD « Tình khúc Dương Phương Linh – Mộng Trang »,

vào ngày chủ nhật 08/05/2016, bắt đầu từ 14g00 đến 18g00, tại

STUDIO RASPAIL
216 boulevard Raspail
75014 Paris
(métro : Vavin / Raspail)

Giá vé : 15€. Xin liên lạc với : Thiên Nga (06 67 38 54 21, trantntina [at] gmail [dot] com).

Mộng Trang và bằng hữu sẽ trình bày một số sáng tác của Mộng Trang, phổ thơ Dương Phương Linh, cùng một số sáng tác mới của các bạn nhạc sĩ cùng những ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ khác.

Ra mắt CD « Nhạc và Thơ »

Thư viện Diên Hồng trân trọng kính mời quý vị và các bạn đến thưởng thức buổi văn nghệ

Nhạc và Thơ
nhân dịp ra mắt CD mới của Mộng Trang,

vào ngày chủ nhật 24/11/2013, bắt đầu từ 14g00 đến 18g00, tại

STUDIO RASPAIL
216 boulevard Raspail
75014 Paris
(métro : Vavin / Raspail)

Giá vé : 12€. Xin liên lạc với : Mme TRAN (06 67 38 54 21).

Mộng Trang và bằng hữu sẽ trình bày một số sáng tác của Mộng Trang, phổ thơ Từ Nguyễn và Dương Phương Linh, cùng những ca khúc nổi tiếng phổ thơ của các nhạc sĩ Anh Bằng, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Phạm Đình Chương…

Hình ảnh « Sẽ còn lại những gì » và « Một nửa »

Xin mời các bạn xem một số phim ảnh của buổi ca nhạc ra mắt CD đôi của Mộng Trang « Sẽ còn lại những gì » và « Một nửa » vào ngày chủ nhật 18/11/2012 tại Studio Raspail. Trước tiên là vài đoạn phim của vài bài trong chương trình.


 
Còn sau đây là kho ảnh lưu niệm. Các bạn có thể coi nhiều hình hơn tại đây.

Ra mắt CD đôi « Sẽ còn lại những gì » và « Một nửa »

Thư viện Diên Hồng trân trọng kính mời quý vị và các bạn đến thưởng thức buổi ca nhạc ra mắt

CD đôi của Mộng Trang, gồm hai đĩa
« Sẽ còn lại những gì » và « Một nửa »

do Mộng Trang cùng các bạn

Hồng Anh, Lê Như, Mộng Hương, Ngô Càn Chiếu, Nguyễn Linh Quang, Nguyên Lộc, Tố Lan và Trang Thanh Trúc

trình bày, vào ngày chủ nhật 18/11/2012, bắt đầu từ 14g00 đến 18g00, tại

STUDIO RASPAIL
216 boulevard Raspail
75014 Paris
(métro : Vavin / Raspail)

Giá vé : 10€. Xin liên lạc với : Mme TRAN (06 67 38 54 21).

Từ lớp đầu các nhạc sĩ sáng tác từng sống ở Pháp như Lê Trạch Lựu, Trần Văn Khê, Lê Mộng Nguyên, đến Phạm Trọng, Trần Quang Hải, rồi Ngô Càn Chiếu, Diên Thụy, Lê Hoài Anh, Mộng Hương, Bảo Trâm, Trang Thanh Trúc… Mộng Trang thuộc vào lớp người sáng tác thuộc thế hệ đàn em, đàn cháu. Là con gái của nhạc sĩ Đoàn Nguyên, người viết bài Tôi đi tìm lại một mùa xuân, Mộng Trang bắt đầu sáng tác ở tuổi 17, 18. Đến nay, Mộng Trang đã có được khoảng hơn 20 ca khúc và một số nhạc phẩm đang thành hình, những tâm-tình-ca.

Hình ảnh « Nhạc sáng tác »

Xin mời các bạn xem một số phim ảnh của chương trình Nhạc sáng tác do Thư viện Diên Hồng tổ chức vào ngày thứ sáu 11/11/2011 tại Trung tâm Văn hóa Hội Y Sĩ Việt Nam. Trước tiên là hai đoạn phim của hai tác phẩm được trình bày hôm đó.


 
Còn sau đây là vài tấm ảnh lưu niệm. Các bạn có thể coi nhiều hình hơn tại đây.

Chiều nhạc thính phòng Lệ Thu

Thư viện Diên Hồng thân mời các bạn đến thưởng thức buổi ca nhạc thính phòng mang tựa đề

Mùa xuân và âm nhạc

do ca sĩ Lệ Thu cùng một số thân hữu Thư viện trình bày, vào ngày chủ nhật 25/03/2007, bắt đầu từ 14g00, tại

ESPACE REUILLY
21 rue Hénard
75012 Paris
(métro : Montgallet / Daumesnil).

Chương trình sẽ được giáo sư Đào Tuấn Ngọc điều hợp, phần hòa tấu do ban nhạc Lãng Du.

Chỗ ngồi gồm 3 loại : 20€, 25€ và 30€ (VIP), được sắp theo sơ đồ sau đây. Vé có bán trước tại nhà sách Khai Trí (quận 13). Mọi chi tiết về vé, xin liên lạc với M. Đỗ (06 14 25 13 00).

Văn chương không phải là nơi để biểu diễn những kiến thức hay khuynh hướng của chúng ta

Bài viết này do Cổ Ngư ghi lại cuộc phỏng vấn trực tiếp nhà thơ Du Tử Lê trong chương trình Du Tử Lê, Thi ca & Âm nhạc do Thư viện Diên Hồng tổ chức tại Paris, ngày 05/06/2004. Vì thế, người đọc sẽ có dịp so sánh cách sử dụng ngôn ngữ rất « đời thường » của nhà thơ trong bài tường thuật này với các bài phỏng vấn được chuẩn bị trên giấy mực đã thực hiện từ trước đến nay.

Cổ Ngư : Thưa nhà thơ, độc giả của Thư viện Diên Hồng, có nhiều người đã biết đến và yêu chuộng thơ Du Tử Lê từ lâu. Quá trình sáng tác liên tục của ông có chiều dài của thời gian và độ dày của số lượng các tác phẩm. Nhưng tất cả đều có sự khởi đầu. Xin ông nói về thời gian bắt đầu làm thơ, gửi thơ đăng báo. Những bài thơ đầu tiên ấy có ảnh hưởng gì không đến sự nghiệp của ông, sau này ?

Du Tử Lê : Bài thơ đầu tiên dùng bút hiệu Du Tử Lê được đăng trên tạp chí Mai năm 1958. Thời đó, người ta đối đãi rất trân trọng với các văn-nghệ sĩ. Tạp chí nhắn tin, mời ông Du Tử Lê ghé tòa soạn lấy nhuận bút hay báo biếu gì đó. Lúc ấy, tôi không muốn cho mọi người biết tôi còn quá nhỏ, nên không xuất hiện. Ðược thấy tên mình trên bìa tờ tạp chí, cùng với tên của các ông Dzoãn Quốc Sỹ, Nguyễn Thiệu Lâu, đối với tôi, đó là một hạnh phúc, vượt ngoài mơ ước của mình. Sau đó là tạp chí Văn Hữu của cơ quan Văn hóa Á châu, rồi Bách Khoa. Riêng ở tạp chí Văn, thì tới năm 1964 (?), Văn số 4 mới đăng bài đầu tiên của tôi. Khi đó, tôi không quen ai ở báo Văn cả. Anh Trần Phong Giao cũng nhắn tôi đến toà soạn. Thời đó, báo Văn chia các tác giả ra làm hai loại. Loại thứ nhất, khi có bài đăng, được nhắn đến để cho báo biếu, sau một thời gian, tùy quyết định của tòa soạn, tác giả đó có được nhuận bút hay không. Khi anh Trần Phong Giao nhắn, tôi có nhờ một người bạn lớn tuổi, đến toà soạn, nhận là Du Tử Lê để lấy báo biếu thay cho tôi. Sau này, khi tôi trở thành người viết thường xuyên cho báo Văn, tôi đến, anh Trần Phong Giao hỏi : « Có gì chứng minh là Du Tử Lê không, vì người đến nhận báo biếu trước đây lại là một người khác ». Tôi trả lời : « Không có gì để chứng minh cả, tin thì cho tôi báo và nhuận bút, không tin thì tôi đi về » ! Sau đó, anh Trần Phong Giao nói : « Ðược rồi, đưa thẻ căn cước đây » ! Anh ấy ghi tên thật của tôi, và tôi ký nhận, là đã nhận năm chục đồng, tiền nhuận bút của báo Văn !

Tiếp tục đọc

Chi tiết chương trình « Du Tử Lê, thi ca & âm nhạc »

Dưới đây là chi tiết chương trình Du Tử Lê, thi ca & âm nhạc do Thư viện Diên Hồng tổ chức ngày 05/06/2004 tại FIAP.

Phần 1

Thi ca và âm nhạc trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Du Tử Lê. Thực hiện : Du Tử Lê, Ðặng Mai Lan, Cổ Ngư. Thơ và ca khúc minh họa :

Người về như bụi (Hoàng Quốc Bảo) Kim Tước
Ơn em (Từ Công Phụng) Tố Lan
Gửi Yêu Dấu (Nguyễn Linh Quang) Ðăng Siêu

Phần 2

Tiếp tục đọc

Giới thiệu Du Tử Lê

Xin trình bày đến các bạn sơ lược tiểu sử của nhà thơ Du Tử Lê, sẽ có mặt trong buổi văn nghệ Du Tử Lê, thi ca & âm nhạc do Thư viện Diên Hồng tổ chức vào ngày 05/06/2004.

Nhà thơ Du Tử Lê tên thật Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại miền Bắc Việt Nam. Ông làm thơ rất sớm, từ khi còn đang học tiểu học tại Hà Nội. Ông đã xuất bản hơn ba mươi tác phẩm đủ mọi thể loại, trong đó có thể kể đến Thơ Du Tử Lê (thơ), Tiếng Kêu Nào Bên Kia Thời Tiết (truyện), Em Và, Mẹ Và Tôi Là Một Nhé (bán hồi ký)… Năm 1973, tại Sài Gòn, ông được trao giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ. Tháng 4 năm 1975, ông tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ.

Cho tới ngày hôm nay, ông là nhà thơ Á Châu duy nhất có thơ đăng tải trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ : Los Angeles Times và New York Times. Không kể những tuyển tập thi ca xuất bản tại Hoa Kỳ, như cuốn A Thousand Years of Vietnamese Poetry, do nhà xuất bản Alfred Knofts, New York, ấn hành năm 1974, thơ của Du Tử Lê đã được một số tác giả tên tuổi thế giới chuyển dịch, bình luận, như Jacques Pomonti, trong cuốn La Rage d’Être Vietnamien (Seuil, Paris, 1975), hay cuốn Understanding Vietnam của giáo sư Neil L. Jamieson, do hai đại học Berkeley, UCLA, Hoa Kỳ và Cambridge, London, Anh Quốc ấn hành năm 1994.

Tiếp tục đọc

Du Tử Lê, thi ca & âm nhạc

Thư viện Diên Hồng trân trọng kính mời quý vị cùng các bạn đến tham dự chương trình

Du Tử Lê, thi ca & âm nhạc

với sự hiện diện của nhà thơ cùng phần giới thiệu một số ca khúc nổi tiếng phổ từ thơ Du Tử Lê của các nhạc sĩ

Anh Bằng, Đăng Khánh, Hoàng Quốc Bảo, Phạm Đình Chương, Trần Duy Đức…

sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy 05/06/2004, vào lúc 20g30, tại

FIAP, salle Lisbonne
30 rue Cabanis
75014 Paris
(métro : Glacière)

Vào cửa tự do.

Ghi nhanh về chương trình nhạc « Tôi Yêu »

CỔ NGƯ

Chương trình nhạc chủ đề Tôi Yêu đã được Thư viện Diên Hồng tổ chức tại phòng Bruxelles (FIAP, Paris) vào ngày chủ nhật 05/10/2003. Chương trình được chia làm hai phần, nhằm giới thiệu các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Hưng cùng những sáng tác mới của Trang Thanh Trúc, Mộng Trang, Ngô Càn Chiếu, Lê Hoài Anh, Trần Lê Khang và Nguyễn Linh Quang.

Phần 1 của chương trình « Tôi Yêu » mở đầu bằng bài nói chuyện của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, giới thiệu thân thế, sự nghiệp sáng tác cùng việc phân tích, dẫn giải một số ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Hưng(*). Tiếp đó, Tố Lan, Phương Khanh, Đăng Siêu, Kim Tuấn, Bạch Thảo, Mộng Trang và Lê Hoài Anh lần lượt giới thiệu đến thính giả năm nhạc phẩm : Tôi yêu, Lúa mùa duyên thắm, Con có Chúa, Ru em (thơ Phạm Ngọc) và ca khúc quen thuộc Lối về xóm nhỏ, ra đời cách đây vừa tròn nửa thế kỷ. Phần 1 của chương trình kết thúc với hai câu hỏi phỏng vấn Trang Thanh Trúc về đĩa nhạc Những ngày tháng không tên, gồm mười hai tình khúc phổ từ thơ Phạm Ngọc, cùng phần trình bày của Tố Lan và Mộng Trang với hai nhạc phẩm của Trang Thanh Trúc : Những ngày tháng không tên, Giọt thời gian say.

Tiếp tục đọc

Chi tiết chương trình nhạc « Tôi Yêu »

Dưới đây là chi tiết chương trình nhạc Tôi Yêu do Thư viện Diên Hồng tổ chức ngày 05/10/2003 tại FIAP.

Phần 1

Giới thiệu một số ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Hưng

Bài nói chuyện nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên
Tôi yêu Tố Lan
Lúa mùa duyên thắm Phương Khanh – Đăng Siêu
Con có Chúa Kim Tuấn – Bạch Thảo
Ru em (thơ : Phạm Ngọc) Mộng Trang
Lối về xóm nhỏ Đồng ca

Giới thiệu sáng tác mới của Trang Thanh Trúc

Những ngày tháng không tên (thơ : Phạm Ngọc) Tố Lan
Giọt thời gian say Mộng Trang

Phần 2

Tiếp tục đọc

Giới thiệu Trịnh Hưng

Xin trình bày đến các bạn sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ Trịnh Hưng, sẽ có mặt trong chương trình nhạc Tôi Yêu do Thư viện Diên Hồng tổ chức vào ngày 05/10/2003.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng lấy tên thật làm bút hiệu, nhưng trong căn cước lại có tên Nguyễn Văn Hưng. Ông sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê quán Bắc Ninh. Trong những năm 1945–1953, ông theo kháng chiến chống thực dân Pháp, giữ chức vụ đội phó văn công Trung Đoàn Thăng Long. Năm 1954, ông hồi cư về Hà Nội, sau đó di cư vào Nam và mở lớp dạy nhạc với các bộ môn : đàn, luyện giọng và sáng tác.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng bắt đầu sáng tác từ năm 1950, nhưng mãi đến 1956 mới được công chúng đón nhận qua những ca khúc quê hương : Lối về xóm nhỏ, Tôi yêu, Lúa mùa duyên thắm, Trăng soi duyên lành, Tình thắm duyên quê, Miền Nam mưa nắng hai mùa… Những bài hát trên được ông xếp vào cùng chủ đề « Tôi Yêu Quê Hương ».

Tiếp tục đọc

Chương trình nhạc « Tôi Yêu »

Thư viện Diên Hồng và IDASE trân trọng kính mời quý vị cùng các bạn đến thưởng thức chương trình nhạc

Tôi Yêu

giới thiệu

  1. nhạc sĩ Trịnh Hưng, tác giả của các ca khúc nổi tiếng Lối về xóm nhỏ, Tôi yêu, Lúa mùa duyên thắm ;
  2. cùng các sáng tác mới của Mộng Trang, Trang Thanh Trúc, Ngô Càn Chiếu, Lê Hoài Anh, Trần Lê Khang, Nguyễn Linh Quang,

sẽ được tổ chức vào ngày chủ nhật 05/10/2003, vào lúc 15g00, tại

FIAP, salle Bruxelles
30 rue Cabanis
75014 Paris
(métro : Glacière)

Giá vé ủng hộ : 10 €. Có bán trước tại : Thư viện Diên Hồng (thuvien_dienhong [at] yahoo [dot] com), Nhà sách Khai Trí (93 avenue d’Ivry, 75013 Paris), Nhà sách Nam Á (Centre Commercial Olympiades, 44 avenue d’Ivry, 75013 Paris), Ao Ta (Centre Commercial Olympiades, 44 avenue d’Ivry, 75013 Paris).

Phạm Duy, con én đưa thoi

CỔ NGƯ

Bác Phạm Duy đến Paris giữa những ngày xuân rực rỡ. Trời xanh ngắt, nắng tươi và ấm, hoa đào hoa táo chíu chít nở trĩu cành. Sau bốn năm không gặp, bác vẫn thế, có gầy hơn, nhưng khỏe ra. Bốn năm, so với tuổi đời tám mươi mốt của bác, hình như chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng thật ra, đầy biến động : bác Thái Hằng mất, bác phải giải phẫu tim, rồi cùng các con về Việt Nam vài lần, thăm miền Bắc sau năm mươi năm xa cách, gặp lại miền Nam kể từ buổi chia ly tháng Tư 1975. Bác Phạm Duy đã hài lòng khi thực hiện được một trong những mơ ước cuối đời, dù trễ hơn dự định đôi chút :

Hẹn em nhé,
Năm 2000 sẽ
Hai bên cửa hé
Cho anh trở về…

Việt Nam, cuối cùng, đã lại trở thành một trong những điểm đi-về trên con đường viễn du vô định của người nghệ sĩ. Tôi nhìn bác, nghe bác, và chỉ mong sao có được một nửa cái sinh lực cuồn cuộn nơi người đối diện. Niềm yêu sống phát ra từ ánh mắt, miệng cười, những cái khoát tay, từ lối nói « lộng ngôn » hào hứng đầy thách thức, buộc người nghe phải luôn cảnh giác theo dõi, không được có cái thái độ ơ hờ thụ động thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý (không hiểu sao, tôi lại liên tưởng đến nhà văn Nguyễn Tuân cùng những giai thoại về ông, và nghĩ, nếu được sống như ý muốn, có lẽ Nguyễn Tuân cũng sẽ có cách nói phớt đời như thế). Niềm yêu sống còn phát ra từ những dự định đường dài : thực hiện cho xong bốn bức « Minh Họa Kiều », những CD-ROM về âm nhạc Việt Nam, về gia đình Phạm Duy… « Kiều 1 » đã hoàn tất từ bốn năm trước, lần này, bác Phạm Duy đem thêm « Kiều 2 » đến giới thiệu với thính giả Paris đúng vào ngày thứ hai Phục Sinh 01/04/2002. Cũng là ngày giỗ đầu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…

Tiếp tục đọc